Hình ảnh của Tất-đạt-đa Cồ-đàm trong các tôn giáo khác trên thế giới Tất-đạt-đa_Cồ-đàm

Nhiều người theo Ấn Độ giáo cho rằng Tất-đạt-đa Cồ-đàm là hóa thân thứ 9 của thần Vishnu. Tuy nhiên nhiều lời dạy của Phật Thích Ca vốn đi ngược lại giáo điều tôn giáo của Ấn Độ giáo, điển hình là Phật phủ nhận quyền năng của kinh Vệ Đà (Vedas) và phủ nhận sự tồn tại của Ngã, linh hồn trường tồn, bất biến (Atman). Phật cũng phủ nhận địa vị tối cao của Phạm Thiên (Bhrama) trong Ấn Độ giáo, Phật nói rằng các vị thần cũng chỉ là một chúng sinh trong tam giới mà thôi, họ không phải toàn năng và cũng không bất tử. Do vậy, chi tiết này có lẽ là do Ấn Độ giáo hư cấu ra để thuyết phục những tín đồ Phật giáo chuyển sang Ấn Độ giáo.

Tất-đạt-đa Cồ-đàm được một giáo phái Hồi giáo của dân tộc Ahmadiyya coi như là một nhà tiên tri. Một số tín đồ Phật giáo Trung Quốc thời sơ khai từng nghĩ Tất-đạt-đa Cồ-đàm là hóa thân của Lão Tử trong Đạo giáo.

Các tín đồ của Đạo Cao Đài tôn thờ ông như một bậc thầy tôn giáo lớn của họ. Hình ảnh của Tất-đạt-đa Cồ-đàm có thể được tìm thấy trong cả Tòa Thánh và trên bàn thờ ở nhà. Ông cũng được họ cho là có mối liên hệ với những người sáng lập tôn giáo lớn khác như Jesus, Lão Tử hoặc Khổng Tử.

Câu chuyện về 2 vị thánh nổi tiếng trong Công giáo "Barlaam và Josaphat" có nhiều điểm tương đồng và được cho là lấy từ chính câu chuyện cuộc đời Đức Phật. Tên vị thánh Josaphat được lấy từ tiếng Phạn (mang nghĩa Bồ tát) dịch qua tiếng Ả rập Budhasaf và Georgian Iodasaph.

Kể từ thời kỳ NaraNhật Bản, thuyết "bản địa thùy tích" được khởi xướng với quan điểm rằng các vị thần của Nhật Bản thực tế là hóa thân của Phật, và người ta đã xác định "nguồn gốc Phật" của nhiều vị thần và tạo tác các tượng thần dưới hình dáng tăng lữ.

Trong giáo phái Gnostic cổ Mani giáo, Tất-đạt-đa Cồ-đàm được cho là một trong số những vị thầy giảng đạo của Đức Chúa Trời trước khi Mani xuất hiện.

Trong đạo Sikh, Phật được đề cập như là đại diện thứ 23 của Vishnu trong Chaubis Avtar, một tác phẩm Dasam Granth theo truyền thống được viết bởi Guru Gobind Singh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tất-đạt-đa_Cồ-đàm //nla.gov.au/anbd.aut-an35115590 http://mrsp.mcgill.ca/reports/pdfs/Wesak.pdf //www.amazon.com/dp/B0033XUHAO http://www.britannica.com/EBchecked/topic/83105/Bu... http://www.indologica.com/volumes/vol26/vol26_art0... http://www.palitext.com/JPTS_scans/JPTS_2000_XXVI.... http://www.quangduc.com/kinhdien/Trungbo/trungbo03... http://ahandfulofleaves.files.wordpress.com/2011/1... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://www.indologie.uni-muenchen.de/dokumente/pub...